Billboard Ads

Giới thiệu kiến thức cơ bản về ngôn ngữ lập trình C

Table Of Contents

Ngôn ngữ lập trình C được sáng tạo bởi Dennis Ritchie vào thập niên 1970 tại Bell Labs. C là một ngôn ngữ lập trình mạnh mẽ và hiệu suất cao, được áp dụng rộng rãi trong phát triển phần mềm hệ thống, phần mềm nhúng, ứng dụng máy tính cá nhân và nhiều lĩnh vực công nghiệp khác.

Giới thiệu kiến thức cơ bản về ngôn ngữ lập trình C
Giới thiệu kiến thức cơ bản về ngôn ngữ lập trình C

Chú trọng vào quản lý bộ nhớ và cung cấp nhiều tính năng tương thích với cấu trúc máy tính, ngôn ngữ C cho phép lập trình viên kiểm soát chi tiết hơn về xử lý dữ liệu và mã máy. Cú pháp đơn giản và mạnh mẽ của nó giúp tăng hiệu suất phát triển phần mềm và dễ dàng bảo trì.

C còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nền tảng cho nhiều ngôn ngữ lập trình khác như C++, C#, và nhiều ngôn ngữ khác. Đồng thời, với khả năng kiểm soát phần cứng, C là lựa chọn phổ biến cho việc phát triển hệ điều hành và phần mềm nhúng.

Trong series này mình sẽ chia sẻ toàn bộ tất tần tật các kiến thức về ngôn ngữ lập trình C sao cho ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Cốt lõi là qua những bài viết về ngôn ngữ lập trình C thì bạn sẽ vận dụng được trong các bài tập.

Các thành phần trong chương trình lập trình C

  • Chương trình C thường gồm có 3 phần:
    • Phần 1: khai báo thư viện
    • Phần 2: khai báo hằng, biến
    • Phần 3: các hàm, phương thức
  • Cách ghi chú trong lập trình C:
    • // → Ghi chú trên 1 dòng
    • /* */ → Ghi chú trên nhiều dòng
  • Cách compile và chạy một chương trình trong Dev-C++
    • Chọn menu: excute → compile & run
    • hoặc nhấn nút F11
  • Các câu lệnh thường được viết trên một dòng và kết thúc bằng dấu chấm phẩy
// Phan 1: Dinh kem cac thu vien

#include "stdio.h"

// Phan 2: Phan khai bao bien, hang

// Phan 3: cac ham, phuong thuc

int main(){

    printf("Xin chao, toi la Thanh Truong Blog");

}

Kiểu dữ liệu trong lập trình C

Trong ngôn ngữ lập trình C, có các loại biến và kiểu dữ liệu khác nhau. Dưới đây là mô tả chi tiết về một số loại biến và kiểu dữ liệu phổ biến trong C:

Kiểu số nguyên (int)

Trong C, kiểu số nguyên được dùng để lưu trữ các giá trị số nguyên, bao gồm số dương, số âm và số không. Kích thước của kiểu số nguyên có thể khác nhau tùy thuộc vào trình biên dịch và hệ điều hành, thường là 2 hoặc 4 byte.

Ví dụ:

int x = 10;

Kiểu số thực (float, double)

Trong C, kiểu số thực được dùng để lưu trữ các giá trị số thập phân, bao gồm số dương, số âm và số không. Có sự khác biệt về độ chính xác giữa kiểu float và double, với kiểu double có độ chính xác cao hơn.

Ví dụ:

float y = 3.14;
double z = 3.14159265358979323846;

Kiểu ký tự (char)

Kiểu ký tự trong C được dùng để lưu trữ các ký tự như chữ cái, chữ số và các ký tự đặc biệt. Kích thước của kiểu ký tự là 1 byte.

Ví dụ:

char c = 'A';

Kiểu chuỗi ký tự (string)

Biến kiểu char được sử dụng để lưu trữ chuỗi ký tự.

Ví dụ:

char str[] = "Hello world!";

Kiểu dữ liệu mảng (array)

Kiểu dữ liệu mảng trong C được sử dụng để lưu trữ nhiều giá trị cùng loại trong một biến, có thể có kích thước cố định hoặc kích thước động.

Ví dụ:

int arr[4] = {1, 3, 2, 4};

Kiểu dữ liệu con trỏ (pointer):

Kiểu dữ liệu con trỏ trong C được dùng để lưu trữ địa chỉ của một biến và thường được sử dụng để truy cập và thay đổi giá trị của biến thông qua địa chỉ của nó.

Ví dụ:

int *ptr;

Kiểu dữ liệu cấu trúc (struct)

Kiểu dữ liệu cấu trúc trong C được dùng để lưu trữ các giá trị khác nhau trong một biến bằng cách nhóm chúng lại với nhau trong một cấu trúc.

Ví dụ:

struct student {
    char name[20];
    int age;
    float grade;
};
struct student s1 = {"John", 20, 8.5};

Trong ví dụ trên, ta đã tạo ra một kiểu dữ liệu mới có tên là student và sử dụng nó để khai báo biến s1.

Kiểu dữ liệu liệt kê (enum)

Kiểu liệt kê được dùng để định nghĩa một danh sách các hằng số có thể được sử dụng trong chương trình.

Ví dụ:

enum {RED, GREEN, BLUE} color;
color = BLUE;

Kiểu dữ liệu logic (bool)

Kiểu dữ liệu logic trong C được dùng để lưu trữ giá trị true hoặc false. Trong các phiên bản trước của C, kiểu bool không được hỗ trợ trực tiếp, nhưng có thể được định nghĩa sử dụng các kỹ thuật khác nhau.

Ví dụ:

bool flag = true;

Kiểu dữ liệu void

Kiểu dữ liệu void trong C được dùng để đại diện cho một giá trị không có kiểu dữ liệu cụ thể, thường được sử dụng trong các trường hợp như định nghĩa hàm không trả về giá trị hoặc con trỏ không có kiểu dữ liệu cụ thể.

Ví dụ:

void printHello() {>

    printf("Hello"); }

Cách khai báo biến trong lập trình C

tên_kiểu_dữ_liệu    tên_biến;
hoặc tên_kiểu_dữ_liệu      tên_biến = giá trị;

Ví dụ một chương trình C

#include "stdio.h"
    int main(){
       unsigned short tuoi;
       int so_tien_co;
       int so_tien = 30000;
       char c = 'A';
       long dan_so = 3000000000;
       double dien_tich;
       float dien_tich_tam_giac;
       float x1, x2;
       float a, b, c;
    }

Kết luận

Ngôn ngữ C đóng vai trò là nền tảng cơ bản và cực kỳ quan trọng cho sự phát triển của nhiều ngôn ngữ lập trình khác trong tương lai. Hiểu biết về ngôn ngữ này là điều cần thiết và quan trọng đối với tất cả các lập trình viên hiện nay.

Read Also
Post a Comment